Việc này xảy ra từ khi PGS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hết tuổi quản lý từ ngày 1/5/2021.
Trước đó, Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề nghị Bộ GD-ĐT công nhận PGS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy, làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025 nhưng không được đồng ý.
Ông Nguyễn Trường Thịnh, người phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM hơn 1 năm qua không có thẩm quyền ký bằng.
Sau 1 năm nhùng nhằng, vừa rồi Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM họp và thống nhất giao ông Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từ ngày 24/6 đến ngày 31/10.
Một số cách dùng rau khúc theo quan niệm trong y học cổ truyền như:
- Chữa cảm lạnh gây sốt: Dùng toàn cây rau khúc khô 15-20g. Sắc nước uống trong ngày.
- Chữa ho nhiều đờm: Rau khúc khô 15-20g sắc với đường phèn 15-20g uống trong ngày.
- Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Rau khúc khô 30g, gừng 10g, hành hoa 10g. Sắc uống ngày 3 lần.
- Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: Rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g, thiên trúc tử 12g, tề ni căn 30g. Sắc nước uống trong ngày, liên tục 5 ngày.
- Chữa tăng huyết áp: Rau khúc 30g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hằng ngày.
- Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: Toàn cây rau khúc 30-60g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa thống phong hay còn gọi là bệnh gout: Lá và cành non giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.
- Chữa phù thũng do tỳ hư (chức năng tiêu hóa suy yếu): Toàn cây rau khúc khô 60g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa khí hư bạch đới: Rau khúc 15g, cỏ seo gà 15g, có bắc đèn 15g, thổ ngưu tất 12g, sắc nước uống trong ngày.
Những bài thuốc trên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu không đỡ, người bệnh nên tới các cơ sở y tế kiểm tra.
Lưu ý, rau khúc tốt cho sức khỏe nhưng một số trường hợp không nên dùng như người dị ứng với các loại rau họ cúc. Nếu dùng rau khúc chữa bệnh, cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của họ. Tuyệt đối không lạm dụng rau này điều chế thuốc uống có thể gây ra tác dụng phụ. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người đang bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn rau khúc.
Lê Vũ Thục Anh chia sẻ cô vỡ òa trong hạnh phúc khi được xướng tên. Bắt đầu đến với cuộc thi, thí sinh còn đôi chút hồi hộp vì có rất nhiều gương mặt xinh đẹp và giỏi. Nhưng hiện tại, Thục Anh cảm nhận mình xứng đáng với chiếc vương miện và tự hào vì đã nỗ lực không ngừng nghỉ.
Cùng với danh hiệu hoa khôi của Lê Vũ Thục Anh, Trần Minh Ngọc đoạt giải á khôi 1; Chu Ngọc Phương Linh đoạt giải á khôi 2, Ngô Đan Phượng đoạt giải á khôi 3 và Nguyễn Hà Thục Nhi á khôi 4. Theo ban tổ chức, top 5 ngoài sở hữu sắc vóc nổi bật còn phải hội tụ những yếu tố như: thành tích học tập, hoạt động xã hội nổi bật, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt…
Lê Vũ Thục Anh cao 1,68m, sinh năm 2000 tại Hà Nội, từng là học sinh chuyên Pháp tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM.
Thục Anh đã tốt nghiệp khoa Kiểm toán quản lý trường Đại học Paris Saclay. Cô đang học thạc sĩ chuyên ngành Kiểm soát quản lý và Kiểm toán tổ chức tại Trường IAE Versailles, thuộc Đại học Paris Saclay.
![]() | ![]() |
Đam mê nghệ thuật từ nhỏ, năm 2017, Thục Anh đã đoạt á khôi cuộc thi Gương mặt Nữ sinh Áo dài Việt Nam, á khôi cuộc thi ảnh Hương sắc Việt Nam 2022 do Liên hiệp hội Sinh viên Việt Nam tại châu Âu tổ chức. Cô là gương mặt quen thuộc trên các sàn diễn lớn trong cả nước, các Lễ hội Áo dài của TP.HCM với những thiết kế của NTK Việt Hùng.
" alt=""/>Nữ du học sinh 23 tuổi đăng quang Hoa khôi Duyên dáng Việt Nam 2023